Hưng thịnh Ca-tỳ-la-vệ

Sau khi vương quốc được lập, ngôi vị quốc vương Ca-tỳ-la-vệ được lần lượt truyền qua các đời tông chủ đến vị quốc vương có tên là Jayasena (chữ Phạn: जयसेन). Sau khi Jayasena qua đời, ngôi vị quốc vương lần lượt được truyền đến con ông là Sihahanu (chữ Phạn: सीहहनु, Siôhahanu; Pali: Sìha-hanu; Hán tạng dịch là Sư Tử Giáp, 師子頰) rồi đến cháu ông là Suddhodana, được Hán tạng dịch là Tịnh Phạn. Vào thời Suddhodana, thành Ca-tỳ-la-vệ đã phát triển thành một đô thị cổ đại, là một thuộc quốc có ảnh hưởng của nước Kiều-tát-la (Kosala). Quốc vương Tịnh Phạn (Śuddhodana) và Hoàng hậu Ma-da (Māyā) đã sống và cai trị tại Ca-tỳ-la-vệ, cũng như con trai của họ là Thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddartha Gautama) cho đến khi ông rời cung điện vào năm 29 tuổi.[2]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ca-tỳ-la-vệ http://timesofindia.indiatimes.com/india/UPs-Pipra... http://vuonhoaphatgiao.com/phat-hoc/nguyen-cuu/qua... http://journals.ub.uni-heidelberg.de/index.php/jia... http://huntingtonarchive.osu.edu/resources/downloa... http://www.archaeology.org/0103/newsbriefs/buddha.... http://himalaya.socanth.cam.ac.uk/collections/jour... http://www.vam.ac.uk/collections/asia/asia_feature... https://books.google.com/books?id=NFpcAgAAQBAJ&q=k... https://books.google.de/books?id=yaJrCgAAQBAJ&pg=P... https://archive.org/details/ajf4729.0001.001.umich...